Viêm thần kinh thị giác

Viêm thần kinh thị giác là gì?

Viêm thần kinh thị giác là tình trạng các bó sợi thần kinh ở thị giác bị viêm, khiến hoạt động đưa thông tin từ mắt đến não gặp trục trặc. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, thường do chế độ tự miễn dịch của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn hay có liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và bị mất dần thị lực. Sau thời gian điều trị, bệnh có thể được phục hồi hoàn toàn.

Tìm hiểu chung

Viêm thần kinh thị giác là gì?

Viêm thần kinh thị giác là tình trạng các bó sợi thần kinh ở thị giác bị viêm, khiến hoạt động đưa thông tin từ mắt đến não gặp trục trặc. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, thường do chế độ tự miễn dịch của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn hay có liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và bị mất dần thị lực. Sau thời gian điều trị, bệnh có thể được phục hồi hoàn toàn.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thần kinh thị giác

Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác, có nhiệm vụ đưa hình ảnh từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh của võ não để phát tín hiệu nhận biết hình ảnh. Viêm dây thần kinh thị giác có thể là viêm ở đoạn đầu (đoạn trong nhãn cầu) hoặc ở đoạn cuối (đoạn sau nhãn cầu).

Triệu chứng nhận biết viêm thần kinh thị giác là:

  • Đau mắt, nhất là khi chuyển động mắt;
  • Nhức đầu;
  • Mất các phổ màu trong mắt làm mắt không thể nhìn thấy màu sắc chân thực của sự vật;
  • Mắt mờ do giảm thị lực; nghiêm trọng hơn có thể là mất hẳn thị lực ở một hoặc cả hai mắt.

Việc mất tầm nhìn mắt là triệu chứng cũng là hậu quả cuối cùng của viêm thần kinh thị giác. Tuy nhiên đây chỉ là mất thị lực tạm thời, chỉ có một số trường hợp hiếm gặp là mất vĩnh viễn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy gặp bác sĩ khi thị lực bị giảm sút, không nhìn thấy đúng hình ảnh của sự vật hoặc khi có các hiện tượng liên quan đến rối loạn thần kinh. Bác sĩ sẽ là người cho bạn những thông tin và lời khuyên chính xác nhất về căn bệnh này.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm thần kinh thị giác

Bệnh xảy ra khi dây thần kinh thị giác bị viêm. Nguyên nhân gây viêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số vấn đề được tìm thấy có liên quan đến việc gây viêm thần kinh thị giác là:

  • Do nhiễm trùng: Khi cơ thể bị nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng liên quan đến bệnh Lyme, sốt đầu mèo, bệnh giang mai, hoặc virus như HIV, viêm gan B và herpes,… đều có khả năng gây viêm thần kinh thị giác. Ngoài ra, nếu bị viêm các vùng lân cận như xoang mũi, hốc mắt, tai,… cũng sẽ gây viêm dây thần kinh.
  • Do ngộ độc: Rượu, thuốc hoặc dùng thuốc trị sốt có khả năng ngộ độc và làm viêm dây thần kinh thị giác.
  • Do thiếu vitamin: Đặc biệt là vitamin B1, B2, những loại thường bị thiếu ở người nghiện rượu.
  • Do xơ cứng: Khoảng 15 – 20% những người bị bệnh xơ cứng rải rác có hiện tượng bị viêm dây thần kinh thị giác ngay từ ban đầu.
  • Do bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ viêm thần kinh thị giác?

Đây là một bệnh khá phổ biến, đối tượng thường nằm trong các nhóm:

  • Tuổi: Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 30 tuổi. Người cao tuổi hoặc trẻ em cũng có thể mắc bệnh, nhưng ít xảy ra hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn năm giới với tỉ lệ là 3:1.

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm thần kinh thị giác

  • Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Dột biến gen thường gây ảnh hưởng đến thần kinh thị giác và bệnh xơ cứng.
  • Trẻ em sau khi bị cúm hoặc thủy đậu.
  • Mắc các bệnh chống lại hệ miễn dịch của cơ thể như lupus hoặc sarcoid.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm thần kinh thị giác

Các bất thường của dây thần kinh thị giác có thể được nhìn thấy khi bác sĩ soi đáy mắt. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như chụp MRI để chẩn đoán khu vực thần kinh thị giác bị viêm và tầm soát bệnh xơ cứng; chụp X-quang, xét nghiệm máu, chọc tủy sống,… nhằm hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị viêm thần kinh thị giác hiệu quả

Trong điều trị viêm dây thần kinh thị giác, bác sĩ cần chắc chắn nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nó mới có thể điều trị dứt điểm. Thông thường, người bệnh cần phải kiểm tra toàn diện các tác nhân có khả năng gây bệnh và ngăn chặn việc tiếp xúc hoặc sự tiếp diễn của các tác nhân đó. Ví dụ như ngừng ngay việc sử dụng bia rượu nếu nó là nguyên nhân gây viêm thần kinh thị giác.

Khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bệnh nhân sẽ được xử lý các vấn đề ngay tại mắt như nhiễm trùng, viêm, sưng, thiếu dinh dưỡng.

Bệnh nhân có thể được kê thuốc corticoid liều cao kết hợp đường uống lẫn đường tiêm, và phải nằm viện để theo dõi tình trạng.

Các loại thuốc kháng sinh có thể được chỉ định tùy vào tác nhân gây bệnh. Khi cần thiết có thể dùng đến thuốc ức chế miễn dịch hoặc các loại thuốc vitamin nhóm B.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm thần kinh thị giác

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng ngừa bị viêm thần kinh thị giác. Bạn có thể thực hiện các giải pháp sau đây để phòng bệnh hiệu quả:

  • Không nên uống rượu bia và hút thuốc.
  • Luôn bổ sung các vitamin nhóm B như B1, B2 bằng thực phẩm hoặc viên uống bổ sung.
  • Tìm hiểu về bệnh xơ cứng để tầm soát bệnh hiệu quả.

Viêm thần kinh thị giác là một bệnh nặng liên quan đến mắt và cả hệ thần kinh. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan mà luôn phải có ý thức bảo vệ cơ thể bằng cách phòng bệnh, hạn chế những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Theo thống kê có khoảng 50% trường hợp bị mất thị lực trong vòng 5 năm và khoảng 30% bệnh nhân tử vong vì không điều trị đúng cách. Việc điều trị bệnh sớm không chỉ làm tăng khả năng phục hồi mà còn giúp người bệnh hạn chế sự tái phát, các biến chứng của bệnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan