Chảy máu cam

Tìm hiểu chung

Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam hay còn gọi là hiện tượng chảy máu mũi. Chảy máu cam xảy ra khi lớp lót bên trong mũi bị kích thích hay khi các mạch máu trong mũi bị khô gãy. Điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu cam

Người bệnh có cảm giác đau mũi hay đột ngột có màu chảy không ngừng ở vùng mũi gây choáng váng, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn đừng coi thường chảy máu cam vì nó có thể dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám khi có những triệu chứng sau:

  • Máu mũi chảy nhiều do va chạm hay bị vật gì rơi vào vùng mũi.
  • Máu chảy không ngừng dù đã được sơ cứu.
  • Chảy máu kèm sốt hoặc bị khó thở.
  • Chảy máu cam đối với người bệnh bị huyết áp cao hay người có triệu chứng như đau đầu, nôn mửa.
  • Cầm máu ngừng nhưng sau đó tiếp tục chảy.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

  • Chấn thương nhỏ (do người bệnh lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào vùng mũi (tai nạn, ngã…).
  • Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫn đến viêm mũi…).
  • Lệch vách ngăn mũi, ung bướu như u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng, bệnh phình mạch.
  • Người mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.
  • Dị vật bên trong mũi, khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, bạn nên nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.
  • Dùng thuốc gây ảnh hưởng quá trình đông máu như thuốc chống đông và thuốc kháng viêm không steroid.
  • Dị ứng với các chất dễ gây kích ứng mũi như axit sulfuric, amoniac, xăng dầu hoặc các hoá chất kích ứng khác.
  • Các nguyên nhân khác gây chảy máu như cảm lạnh, dị ứng, nghiện rượu nặng hoặc do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
  • Một số trường hợp chảy máu cam không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm sau đó.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ chảy máu cam?

Chảy máu cam xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh dễ rơi vào trẻ em, người cao huyết áp, người làm việc quá sức, thiếu chất dinh dưỡng. Trong đó, tỉ lệ chảy máu cam ở trẻ cao gấp hai lần so với người lớn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu cam, bao gồm:

  • Vệ sinh mũi không hợp lý, ngoáy mũi nhiều.
  • Người có tiền sử viêm xoang, huyết áp cao.
  • Viêm mũi mãn tính, cấp tính.
  • Dị vật trong mũi.
  • Ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chảy máu cam

Chảy máu cam rất dễ nhận biết và phổ biến. Các trường hợp chảy máu dạng nhẹ thường có thể tự chẩn đoán và điều trị tại nhà.

Với các trường hợp chảy máu nhiều, chảy không ngừng và có kèm các triệu chứng khác, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua việc hỏi bệnh sử, tiền sử tiếp xúc, các loại thuốc bạn đang dùng và khám lâm sàng. Nếu nghi ngờ chảy máu cam do bệnh lý huyết học gây ra, bác sĩ sẽ cho tiến hành xét nghiệm máu.

Phương pháp điều trị chảy máu cam hiệu quả

Phương pháp sơ cứu khi bị chảy máu mũi:

  • Cầm máu tức thời: dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.
  • Nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn, hoặc lên tay vịn ghế tựa hay tường để người bệnh giữ thăng bằng và đỡ mệt.
  • Dùng bông, gạc sạch cầm máu.
  • Sử dụng túi đá đặt vào sống mũi có tác dụng cầm máu.
  • Tuyệt đối không nên để bệnh nhân nằm hay ngả đầu ra phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào vòm họng gây nôn mửa, không làm đông máu.
  • Nên sử dụng các biện pháp làm tăng độ ẩm trong phòng.

Sau khi sơ cứu, nếu máu vẫn còn chảy liên tục, bạn cần sự hỗ trợ y tế. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây chảy máu và điều trị nguyên nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chảy máu cam

  • Hãy giữ cho niêm mạc mũi được ẩm, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để xịt mũi.
  • Bổ sung đủ nước, vitamin C.
  • Tránh các chấn thương vùng vách ngăn mũi.
  • Sử dụng máy phun sương làm ẩm không khí.
  • Vệ sinh mũi an toàn bằng nước muối sinh lý nhỏ hoặc xịt mũi giúp làm ẩm niêm mạc.
  • Vệ sinh thật nhẹ nhàng bằng khăn giấy sạch để không gây tổn thương mũi.
  • Xông mũi bằng hơi nước khoảng 15 phút mỗi lần, một ngày 3 lần trở lên để giữ cho mũi ẩm và sạch.
  • Tránh xa bụi bẩn, các hóa chất kích ứng mũi.
  • Không dùng thuốc chứa aspirin khi bị chảy máu mũi.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan