Hội chứng ADHD

Hội chứng ADHD là gì?

Hội chứng ADHD là hội chứng rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý. Bệnh thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường và khả năng tập trung chú ý kém. Đây là một hội chứng về não, gây khó khăn trong việc kiểm soát những hành vi cá nhân ở trẻ em và người lớn.

Tìm hiểu chung

Hội chứng ADHD là gì?

Hội chứng ADHD là hội chứng rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý. Bệnh thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường và khả năng tập trung chú ý kém. Đây là một hội chứng về não, gây khó khăn trong việc kiểm soát những hành vi cá nhân ở trẻ em và người lớn.

Khi trẻ vào độ tuổi thanh thiếu niên và ngay cả khi trưởng thành thì những vấn đề liên quan đến hội chứng ADHD vẫn có thể xảy ra.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ADHD

Triệu chứng giảm chú ý:

  • Sao nhãng, khó tập trung chú ý;
  • Khó khăn với việc sắp xếp tổ chức;
  • Không theo sự chỉ dẫn và không hoàn thành được những công việc được giao;
  • Tránh những công việc yêu cầu sự làm việc trí óc lâu dài;
  • Hay làm mất các đồ vật;
  • Dễ bị phân tán tư tưởng;
  • Hay quên.

Triệu chứng tăng động:

  • Bồn chồn, sốt ruột, ngọ nguậy liên tục không ở yên một chỗ;
  • Khó có thể ngồi lâu một chỗ;
  • Chạy nhảy, leo trèo luôn chân ở khắp nơi;
  • Khó tham gia vào các hoạt động một cách yên lặng;
  • Nói liên tục;
  • Ngắt lời, cướp lời người khác;
  • Gặp khó khăn khi phải chờ đợi.

Tuy nhiên nếu những điều này chỉ xảy ra nhất thời thì không có nghĩa là trẻ bị mắc ADHD. Giáo viên thường là người đầu tiên phát hiện ra những triệu chứng hiếu động thái quá, hay sự mất tập trung chú ý ở trẻ đầu tiên, và thông báo với cha mẹ về triệu chứng dễ bị kích thích này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ADHD

ADHD là một trong những hội chứng bệnh từ thời thơ ấu được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây ra hội chứng này. Những nghiên cứu mới đây mới chỉ đưa ra rằng:

  • ADHD là một loại rối loạn chức năng về mặt sinh học. Trẻ mắc hội chứng này có những vấn đề liên quan đến các chất hóa học làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não.
  • Các phần của não điều khiển khả năng chú ý và mức độ hoạt động bị suy giảm có liên quan đến ADHD.
  • ADHD có thể xuất hiện ở các thành viên khác trong gia đình. Đôi khi cha mẹ được chẩn đoán mắc ADHD đồng thời con cái họ cũng mắc hội chứng này.
  • Những độc tố trong môi trường có thể dẫn đến việc mắc chứng ADHD nhưng rất hiếm.
  • Những tổn thương nghiêm trọng ở đầu cũng có thể gây ra ADHD (trong một vài trường hợp).

Không có những bằng chứng chứng minh rằng ADHD là do:

  • Ăn quá nhiều đường, các chất phụ gia thực phẩm.
  • Những dị ứng với thuốc men hoặc thức ăn.
  • Sự miễn dịch, tiêm chủng.
  • ADHD xảy ra ở trẻ trai cao hơn ở gái.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng ADHD?

  • Phụ nữ thường xuyên hút thuốc trong quá trình mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng ADHD của đứa con sinh ra sau này lên đến gấp 2,4 lần.
  • Trẻ em có nồng độ chì trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tăng 2,3 lần.
  • Lớn lên trong môi trường thường xuyên có khói thuốc lá sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc phải chứng tăng động, giảm chú ý cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Tỷ lệ đó sẽ tăng lên nữa đối với những trẻ hít khói thuốc vài giờ mỗi ngày.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng ADHD

Để có thể chẩn đoán chính xác hội chứng AHDH, các chuyên gia thường dựa vào những tiêu chuẩn sau đây:

  • Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng đến độ không thích nghi và không phù hợp với môi trường phát triển.
  • Một số triệu chứng giảm chú ý – tăng động xuất hiện thường xuyên trước 7 tuổi.
  • Tình trạng giảm chức năng do các triệu chứng này được thấy hiện diện ít nhất trong hai môi trường khác nhau ( nhà trẻ, gia đình…)
  • Bằng chứng rõ ràng về suy giảm chức năng gây ảnh hưởng đến học tập, giao tiếp, công việc.
  • Các triệu chứng không xảy ra đồng thời với rối loạn phát triển lan tỏa, tâm thần phân liệt.

Khi kết quả chẩn đoán cho thấy trẻ mắc hội chứng ADHD, trẻ sẽ được duyệt vào một trong ba nhóm sau:

Rối loạn tăng động giảm chú ý – Dạng phối hợp:

Nếu có ít nhất 6 triệu chứng tăng động và 6 triệu chứng giảm chú ý xuất hiện trong tối thiểu 6 tháng.

Rối loạn tăng động giảm chú ý  – Dạng trội giảm chú ý:

Nếu có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý và chưa tới 6 triệu chứng tăng động xuất hiện trong tối thiểu 6 tháng.

Rối loạn tăng động giảm chú ý – Dạng trội tăng động:

Nếu có ít nhất 6 triệu chứng tăng động xuất hiện và chưa tới 6 triệu chứng giảm chú ý xuất trong tối thiểu 6 tháng.

Phương pháp điều trị hội chứng ADHD hiệu quả

Các liệu pháp điều trị ADHD :

  • Thay đổi không gian: Do khả năng tập trung của trẻ tăng động không tốt, vì vậy bạn cần hạn chế và loại bỏ những yếu tố có thể kích thích hay làm bé bị phân tâm. Bên cạnh đó, trẻ tăng động cũng không phù hợp với những nơi đông đúc hay quá nhiều tiếng ồn.
  • Sinh hoạt theo trật tự: Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường mất bình tĩnh khi ở trong một môi trường không rõ ràng, vì vậy cha mẹ cần có một lịch sinh hoạt cho bé.
  • Nên khen thưởng thay vì phạt bé, luôn dịu dàng với bé.
  • Đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn, tránh để bé mệt.
  • Áp dụng kỷ luật một cách khôn khéo.
  • Sử dụng thuốc và các phương pháp trị liệu dành cho trẻ tăng động giảm chú ý .

Đối với người lớn mắc chứng ADHD, thuốc chỉ là công cụ, không phải cách chữa. Người bệnh cần chăm chỉ tập thể dục thường xuyên, có một chế độ ngủ đều đặn, ăn uống hợp lý, thư giãn bằng cách tập yoga hoặc ngồi thiền.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Vì chưa có nguyên nhân rõ ràng gây ra hội chứng ADHD nên rất khó để đưa ra biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp nên phòng tránh để trẻ không bị chấn thương ở đầu hay nhiễm trùng thần kinh trung ương, đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì). Người mẹ khi mang thai cần phải chú ý không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Bên cạnh đó cần có những biện pháp về dinh dưỡng như loại bỏ những thực phẩm có nhiều đường và caffeine, tránh những thực phẩm làm tăng sự nhạy cảm. Cần có những bữa ăn cân đối, và tạo cơ hội giao tiếp với trẻ.

Bình tĩnh đối phó với những cơn bốc đồng của trẻ, tạo ‘không gian xanh’ để cả gia đình thư giãn tinh thần. Kết hợp với những bài tập thể dục đặc biệt cho trẻ đúng giờ giấc và tích cực để giảm bớt những triệu chứng của ADHD.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan