Lao kê

Tìm hiểu chung

Lao kê là gì?

Lao kê là một thể lao cấp tính nặng, do BK (Bacille de Koch, là vi trùng gây bệnh Lao) lao lan tràn đường máu với số lượng lớn, có thể là tiên phát hoặc thứ phát. Bệnh biểu hiện bởi rất nhiều nốt như hạt kê (1 – 3mm) rải đều khắp hai bên phổi.

Bệnh lao kê thậm chí gây thương tổn cho toàn bộ cơ thể, có mức độ tử vong cao. Bệnh thường xuất hiện khi cơ thể suy giảm sức chống đỡ như suy dinh dưỡng, suy kiệt, tiểu đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lao kê

Bệnh lao kê có các biểu hiện như:

  • Người lớn có biểu hiện bệnh như sốt cao, mệt mỏi, gầy sút cân, ho kéo dài, có thể khó thở tím tái, lách to (50%), gan to, hạch to, tràn dịch và viêm các màng (hội chứng màng não, tràn dịch màng phổi…), khám họng và thanh quản có thể thấy hạch lao.
  • Trẻ em bị lao kê dễ xảy ra các tổn thương màng não (80% số ca mắc) và thường sẽ có các biểu hiện như đổ mồ hôi trán và lưng, rối loạn hô hấp (ho, khó thở,..).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh lao kê nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh lao kê như:

  • Khó thở kéo dài.
  • Gan to, hạch to, tràn dịch.
  • Tổn thương màng não.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Vậy nên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao kê

  • Nhiễm khuẩn huyết lao: do vỡ một số ổ bã đậu hoá lỏng vào tĩnh mạch (thể ác tính).
  • Bệnh lao kê do lan tràn đường máu từ hạch sơ nhiễm cũ vào bạch huyết và tĩnh mạch chủ trên.
  • Khi BK lan tràn đường máu và khu trú ở thành mạch, gây viêm mạch bã đậu ở nội mạc và từ đó đổ BK vào dòng máu..
  • Người mắc bệnh có tiền sử bệnh lao.
  • Bị lây nhiễm từ người mắc bệnh.
  • Do phẫu thuật cơ quan bị lao, không đề phòng BK lan tràn đường máu.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh lao kê?

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh lao kê, nhất là đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao kê, bao gồm:

–      Nhiễm HIV/AIDS.

–      Mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, ung thư, thận.

–      Có sức đề kháng yếu.

–      Nghiện chất kích thích, thuốc lá.

Do đó, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao kê

Chẩn đoán xác định qua các triệu chứng đặc trưng như: sốt, hạt kê ở phổi, bất thường của dịch não tuỷ.

Tiến hành chụp X-quang phổi,

Các xét nghiệm cấy máu, Elisa, Mantoux, chọc tuỷ, dịch não tuỷ, sinh thiết phủ tạng có thể được thực hiện.

Chẩn đoán phân biệt bệnh lao kê với các bệnh: ung thư di căn (thể kê); Sarcoidosis và một số bệnh u hạt; viêm phổi thể hạt kê (tụ cầu, virus); Hemosiderin phổi ở bệnh nhân mắc bệnh van 2 lá.

Phương pháp điều trị bệnh lao kê hiệu quả

  • Thể cấp và mất phản ứng dùng Prednisolon và phác đồ điều trị lao.
  • Nếu điều trị lao có tác dụng thì lâm sàng sẽ hết 1 tháng trước X-quang.
  • Không dùng Prednisolon trong điều trị thử.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lao kê

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với người khác.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan