Nhiễm giun kim

Tìm hiểu chung

Nhiễm giun kim là bệnh gì?

Bệnh nhiễm giun kim là một loại bệnh nhiễm trùng do một loại giun có tên khoa học là Enterobius vermicularis gây ra. Giun kim thường kí sinh chủ yếu trong đường tiêu hóa, có thể lây từ người này sang người khác. Trẻ em có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn người lớn. Bệnh thường xuất hiện ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới gió mùa.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun kim

Nhiễm giun kim thường không có các triệu chứng rõ ràng. Đây là bệnh có tính chất kéo dài, mạn tính, chúng thường gây nên các triệu chứng sau:

  • Ngứa hậu môn;
  • Chán ăn hoặc ăn không tiêu;
  • Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ;
  • Suy nhược thần kinh.

Biến chứng có thể gặp khi bị nhiễm giun kim

Khi giun kim xâm nhập vào phổi sẽ gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi cổ tử cung.

Giun kim cũng có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột, mang các tác nhân, các bệnh khác từ bên ngoài vào.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn phát hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun kim

Nguyên nhân gây bệnh là do giun kim có tên gọi là Enterobius vermicularis. Trứng giun thường ở vùng hậu môn của người. Sau khi nở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.

Bệnh lan truyền trực tiếp khi bạn chạm tay vào những vùng nhiễm giun rồi sau đó chạm vào thức ăn hoặc các vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Nhiễm giun có thể lây qua đường phân – miệng.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị nhiễm giun kim?

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm giun kim, nhưng trẻ em thường dễ gặp nhất. Trẻ nhỏ dễ mắc phải do chơi ở khu vực có ấu trùng giun.

Người nhiễm giun kim thường có thói quen dùng tay chạm vào hậu môn, sau đó chạm vào các vật dụng hoặc đồ ăn. Người ăn phải thức ăn hoặc đồ dùng bị nhiễm giun đều có thể mắc bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun kim, bao gồm:

  • Trẻ em có nguy cơ nhiễm giun kim hơn người lớn, đặc biệt là trẻ em vùng nông thôn.
  • Khí hậu ôn đới: Loại giun kim thường phát triển trong điều kiện khí hậu ẩm.
  • Xử lý phân, nước thải, rác không đúng quy trình.

Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm giun kim

Dựa vào các triệu chứng trên, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm tìm trứng giun kim bằng phương pháp Scotch, tức dùng chất colophan để làm dính trứng giun kim đã đẻ ra ở các kẽ của hậu môn, cũng có thể dùng tăm bông hoặc que thủy tinh để quệt ở các kẽ hậu môn lấy trứng giun kim làm xét nghiệm.

Giun thường đẻ trứng ở hậu môn vào buổi tối nên thời điểm thích hợp nhất để kiểm tra là vào buổi sáng. Đối với trẻ, phụ huynh có thể dùng đèn pin rọi ở hậu môn để kiểm tra lúc trẻ đang ngủ say hoặc sáng khi tỉnh dậy.

Phương pháp điều trị bệnh nhiễm giun kim hiệu quả

Đối với bệnh nhiễm giun kim thường chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng. Tuy nhiên, do bệnh có khả năng tái nhiễm cao nên khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt. Bệnh nhân khi phát hiện nhiễm giun kim sẽ được bác sĩ kê thuốc chống ký sinh trùng.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun kim

  • Bạn nên rửa tay bằng chất diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc khi dùng các vật dụng chung với người khác để tránh lây nhiễm.
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bện.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Cọ rửa các vật dụng, thường xuyên giặc sạch ra giường, bồn cầu bằng chất diệt khuẩn và nước ấm.
  • Khi trẻ nhiễm bệnh, bạn nên dạy trẻ cách tự bảo vệ và tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng.
  • Cắt móng tay, móng chân thường xuyên; tuyệt đối không để trẻ cắn móng tay hoặc cào gãi vùng hậu môn.
  • Nên cho trẻ tắm sạch sẽ thường xuyên và sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn, nhiều ký sinh.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng của trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
  • Không cho trẻ mút tay; nên cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ, tránh gãi vùng quanh hậu môn.
  • Phải luôn cho trẻ mặc quần, nhất là khi ra ngoài. Phụ huynh cũng nên thường xuyên rửa sạch hậu môn cho trẻ.
  • Nên lau nhà thường xuyên; định kỳ giặt ga trải giường, chăn màn cũng có tác dụng diệt trứng giun.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và tẩy giun đúng cách. Khi xác định có triệu chứng của nhiễm giun kim cần phải điều trị ngay.
  • Nên điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan