Bệnh than

Bệnh than là gì?

Bệnh xuất hiện ở các loài động vật máu nóng gồm gia súc, động vật hoang dã và con người. Thời gian tồn tại của vi khuẩn than được tính bằng thập kỷ và thế kỷ. Khi ra ngoài môi trường, chúng có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Được biết. vi khuẩn than tồn tại ở khắp nơi, kể cả vùng châu Nam Cực (lục địa lạnh nhất).

Tìm hiểu chung

Bệnh than là gì?

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra.

Bệnh xuất hiện ở các loài động vật máu nóng gồm gia súc, động vật hoang dã và con người. Thời gian tồn tại của vi khuẩn than được tính bằng thập kỷ và thế kỷ. Khi ra ngoài môi trường, chúng có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Được biết. vi khuẩn than tồn tại ở khắp nơi, kể cả vùng châu Nam Cực (lục địa lạnh nhất).

Người mắc bệnh than có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trường hợp động vật mắc bệnh tuyệt đối không được mổ xác mà phải bọc kín và đem thiêu hủy hoàn toàn.

Vi khuẩn gây bệnh than đã từng được sử dụng trong khủng bố sinh học.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than

  • Sốt cao 41 – 42 °C;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn;
  • Khó thở, tức ngực;
  • Ho khan;
  • Ù tai;
  • Kiệt sức;
  • Bụng chướng to;
  • Tiêu chảy;
  • Vị trí nhiễm bệnh do vết thương hoặc xây xát sưng đỏ, ngứa, chuyển thành đỏ sẫm, đau đớn.
  • Xung quanh vết ban đỏ dần sưng phồng, loét, đỏ sẫm có đáy sâu mầu tím.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm, có tỉ lệ tử vong cao. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tử vong. Khi có các triệu chứng nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh than

Bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra.

Vi khuẩn nhiệt thán hình thành nha bào (bào tử của vi khuẩn) tồn tại trong đất, nước, không khí, cỏ cây, các vật dụng… trong một thời gian dài. Khi động vật ăn phải thức ăn hoặc hít phải không khí có chứa vi khuẩn thì sẽ mắc bệnh than. Con đường lây truyền sang người cũng tương tự như vậy. Người mắc bệnh do bị vi khuẩn hoặc nha bào xâm nhập vào cơ thể. Các con đường lây truyền bệnh bao gồm:

  • Vết thương hở.
  • Đường hô hấp.
  • Đường tiêu hóa.
  • Thực phẩm nhiễm vi khuẩn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh than?

Bệnh xảy ra ở các loại động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, thú nuôi, động vật ăn tạp,…

Về con người, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh vậy nên hãy chủ động phòng ngừa bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh than, bao gồm:

  • Người tiếp xúc với con vật bị chết như nhân viên lò mổ, thợ thuộc da.
  • Người sống gần khu vực chôn xác động vật bị bệnh than.
  • Tiếp xúc với thịt, chất bài tiết, dịch tiết, máu, nước tiểu, dịch mật, sữa, nội tạng… của động vật mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh than

Chẩn đoán xác định:

Bác sĩ dựa trên các biểu hiện lâm sàng (thể da), tiền sử tiếp xúc, dịch tễ để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm đặc hiệu bằng:

  • Nhuộm soi: sử dụng bệnh phẩm là dịch máu ở nốt phồng, mụn than, đờm, nước tiểu, chất nôn.
  • Nhuộm gram tìm ra vi khuẩn: Gram (+).
  • Nhuộm Ziehl-Neelsen: Phát hiện nha bào, cấy tìm vi khuẩn.
  • Phương pháp miễn dịch huỳnh quang.

Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán qua thể da của bệnh than với dịch hạch nhằm phân biệt bệnh than với dịch hạch.

Phân biệt loét của bệnh than với bệnh tularemia hoặc bệnh tụ cầu khuẩn; hay loét của sốt mò.

Phương pháp điều trị bệnh than hiệu quả

Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nhất là thể ngoài da. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc ngay khi nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp; nếu để lâu sẽ không còn hiệu quả.

Một số thuốc kháng sinh như ciprofloxacin (Cipro) tỏ ra hiệu quả với nhiều chủng vi khuẩn than. Đối với bệnh nhân dạng phổi phải dùng thuốc liều cao.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh than

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cách ly hoàn toàn để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Chúng ta thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như việc lây nhiễm vi khuẩn qua chế độ sinh hoạt, làm việc an toàn. Ngoài ra, bạn nên thực hiện các biện pháp:

  • Tiêm phòng đối phó, phòng ngừa bệnh than. Hơn 93% trường hợp tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh than hiệu quả.
  • Vệ sinh cá nhân, cơ thể bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật hay giết mổ.
  • Vệ sinh sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, người mắc bệnh.
  • Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, sạch sẽ.

Xử lý xác động vật nhiễm than để tránh lây bệnh:

  • Khi có động vật mắc bệnh, không được giết mổ hoặc sử dụng thịt của động đó.
  • Bịt kín các lỗ của động vật như tai, mũi, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục,… rồi bọc kín xác chết.
  • Đem xác động vật đi thiêu hủy hoàn toàn. Nên chọn nơi xa với vùng dân cư, nguồn nước, trại chăn nuôi.
  • Sau khi đốt cần đổ vôi lên tàn và cho bê tông vào hố chôn.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan